Top 4 huyền thoại tennis mãi lỡ hẹn với 1 Grand Slam

Tiểu Phàm
thứ năm 6-8-2020 13:11:59 +07:00 0 bình luận
Rafael Nadal quyết định bỏ US Open 2020 có lẽ do anh đã kiếm đủ 4 bộ Grand Slam trong sự nghiệp. Lịch sử tennis có tới 4 huyền thoại ắt hẳn vẫn còn cảm thấy tiếc nuối vì chưa hoàn tất cái gọi là "career Grand Slam".

Khái niệm "career Grand Slam" có nghĩa là một tay vợt thâu tóm toàn bộ giải thuộc hệ thống Grand Slam như Australian Open, Roland Garros, Wimbledon và US Open. Điều này cũng ngụ ý đó là tay vợt toàn diện, xuất sắc cả trên sân cứng, sân cỏ lẫn sân đất nện. 

Làm được "career Grand Slam" thật sự không đơn giản. Chỉ nhìn vào 4 cái tên sắp nêu dưới đây xem ra đã đủ để hình dung được mức độ siêu khó của "career Grand Slam", khi họ đều thắng được 3 Grand Slam, nhưng mãi không chinh phục nổi Grand Slam còn lại.

1. Jimmy Connors

Năm 1974, chỉ vài năm sau khi đánh chuyên nghiệp, Connors đã có Grand Slam đầu tiên tại Australian Open. Năm sau, ông bổ sung thêm danh hiệu Wimbledon khi thắng Ken Rosewall. 

Ông khép lại một năm thành công với chiến thắng ở chung kết US Open cũng trước Rosewall, khi chỉ mất 78 phút để hạ đối thủ Úc 6-1, 6-0, 6-1. Đây là kỷ lục về thời gian đấu ngắn nhất của một trận chung kết Grand Slam.

Điều duy nhất khiến ông không hoàn tất "career Grand Slam" do vắng mặt tại Roland Garros vì trót tham dự World Team Tennis, một giải đấu đồng đội nam nữ tổ chức ở Mỹ.

Hiện tượng các tay vợt bị cấm vì lý do tương tự là khá phổ biến trong thời Connors. Hậu quả là ông không dự Grand Slam sân đất nện trong 5 năm đỉnh cao của sự nghiệp.

Lần đầu quay lại Paris kể từ năm 1973, trong 2 năm đầu, ông đều thua ở bán kết Roland Garros 1979-1980 lần lượt trước Victor Pecci Sr và Vitas Gerulaitis. 

Sau đó, ông thậm chí không vào nổi giai đoạn này đến tận năm 1984, khi thua đồng hương John McEnroe. Năm 1985 là lần cuối cùng ông vào bán kết. Lần này, chặn bước Connors là Ivan Lendl. 

2. Monica Seles

Seles là một thiên tài tỏa sáng từ rất sớm: Chơi chuyên nghiệp năm 15 tuổi, chỉ vài tháng sau cô đã có danh hiệu WTA đầu tiên khi hạ lão tướng Chris Evert.

Seles đoạt Grand Slam đầu tiên năm 1990 ở Paris khi thắng số 1 thế giới Steffi Graf. Cô trở thành tay vợt trẻ nhất từ vô địch đơn Roland Garros lúc mới 16 tuổi 6 tháng.

Năm 1991 Seles có Grand Slam thứ 2 ở Australian Open và trở thành tay vợt số 1 thế giới lần đầu tiên.

Sau khi bảo vệ ngôi hậu tại Roland Garros, cô kết thúc năm 1991 bằng ngôi vô địch US Open, chỉ còn chiến thắng Wimbledon là hoàn tất "career Grand Slam".

Năm 1992 là cơ hội tốt nhất cho Seles đạt mục tiêu đó, nhưng lại thua ĐKVĐ Graf 6-2, 6-1 ở chung kết. Đó cũng là trận thua duy nhất trong năm của Seles, sau khi cô bảo vệ thành công ngôi vô địch ở Australian Open, Roland Garros và US Open!

Tiếc thay, đó cũng là lần duy nhất Seles tiến sâu hơn vòng tứ kết Wimbledon. Sau khi bị đâm vào lưng, Seles không còn giữ được phong độ đỉnh cao nữa, dù còn đoạt thêm 2 ngôi vô địch Australian Open. 

3. Ivan Lendl 

Tay vợt Tiệp Khắc có gương mặt khắc khổ bắt đầu chơi chuyên nghiệp năm 1978, nhưng phải đợi tối 6 năm mới có Grand Slam lầu tiên sau khi lập kỷ lục thua 4 trận chung kết. 

Ông vô địch lần đầu cực kỳ kịch tính tại Roland Garros, khi đánh bại John McEnroe đang có mạch 44 trận thắng dù thua trước 2 set!

Năm 1979 ông có danh hiệu US Open đầu tiên khi thắng dễ dàng McEnroe qua 3 set, trước lúc lần đầu vào chung kết Wimbledon năm 1986. 

Vào lúc đó, Lendl đã vô địch Pháp Mở rộng thêm 1 lần và giữ ngôi số 1 thế giới. Tuy nhiên, ông đã thua ĐKVĐ Boris Becker, tài năng Đức trước đó 1 năm vừa trở thành nhà vô địch Grand Slam và Wimbledon trẻ nhất lịch sử lúc mới 16 tuổi. 

Cuối năm đó, Lendl bão vệ được ngôi vua ở US Open. Năm sau, ông trở lại chung kết Wimbledon nhưng lần này thua Pat Cash!

Và dù 3 lần liên tiếp vô địch US Open cũng như 2 lần liền đăng quang tại Australian Open 1989-1990, Lendl vẫn không cách nào hoàn tất "career Grand Slam" do không cách nào trở lại chung kết Wimbledon nữa, dù có 8 ngôi vô địch Grand Slam.

4. Martina Hingis

Giống như Seles, Hingis bộc lộ tài năng từ rất sớm khi trở thành tay vợt trẻ nhất từng vô địch Trẻ Grand Slam tại Roland Garros lúc mới 12 tuổi.

Năm sau, Hingis bảo vệ được ngôi vô địch tại Pháp và đăng quang ở Wimbledon nên tiến vào chuyên nghiệp.

Năm 1996, cô trở thành nhà vô địch Grand Slam trẻ nhất mọi thời đại khi vô địch đôi nữ Wimbledon lúc 15 tuổi 9 tháng. 

Năm 16 tuổi, cô vô địch đơn nữ Grand Slam đầu tiên khi thắng Mary Pierce ở Australian Open. Kế tiếp, cô hạ Jana Novotna để có danh hiệu duy nhất tại Wimbledon, rồi vô địch US Open khi khuất phục Venus Williams. 

Thêm các danh hiệu năm 1998 và 1999 để vô địch Australian Open 3 năm liền, nhưng Hingis vẫn không cách nào chinh phục Roland Garros, giải Grand Slam sân đất nện từng giúp cô tỏa sáng lúc nhỏ!

Trong vòng 3 năm, Hingis vào chung kết Pháp Mở rộng 2 lần (1997-1999), rồi không bao giờ còn tiến xa tới như vậy.

Sau khi giải nghệ lần đầu năm 2003 do tổn thương dây chằng mắt cá, cô trở lại năm 2006 nhưng chỉ còn là chiếc bóng nhạt nhòa, chỉ vô địch nội dung đánh đôi, dính chấn thương liên tục và thậm chí còn bị cấm thi đấu 2 năm do sử dụng chất bị cấm.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản của mạng xã hội webthethao.com.vn: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Địa chỉ văn phòng Hà Nội: số 25 BT2 Đạm Phương, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.

Điện thoại: 024.32669666

Hotline: 091 2075444

Email: [email protected]

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2022.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: [email protected]

25 BT2 Đạm Phương, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.